SKU Sản Phẩm Là Gì? Tầm Quan Trọng Của SKU Trong Quản Lý Sản Phẩm

Mã SKU được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới và không có bất kì một sản phẩm nào – trong nhà kho, mà không cần gắn mã lên mặt hàng. Vậy mã SKU sản phẩm là gì? Có ý nghĩa và tầm quan trọng trong kinh doanh bán hàng như thế nào? Hãy cùng Zeno Digital tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

SKU Sản Phẩm Là Gì? Tầm Quan Trọng Của SKU Trong Quản Lý Sản Phẩm

1. SKU sản phẩm là gì?

SKU (Stock Keeping Unit) là một mã số duy nhất được sử dụng để xác định một sản phẩm hoặc dịch vụ trong hệ thống quản lý kho và bán hàng. Mỗi mã SKU thường đại diện cho một loại sản phẩm riêng biệt với các đặc điểm cụ thể như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng, hay phiên bản sản phẩm.

Ví dụ: Một đôi giày có thể có SKU: “SHO-RED-42”, trong đó:

  – “SHO” đại diện cho sản phẩm là giày (shoes).

  – “RED” là màu sắc (đỏ).

  – “42” là kích cỡ giày.

Các đặc điểm chính của SKU sản phẩm:

  • Mã nhận diện: Là một chuỗi ký tự (chữ và số) giúp phân biệt các sản phẩm trong kho.
  • Dễ dàng quản lý hàng hóa: Các doanh nghiệp sử dụng SKU để theo dõi và quản lý hàng tồn kho, dễ dàng kiểm soát số lượng sản phẩm có sẵn và các thay đổi trong kho.
  • Cấu trúc tùy chỉnh: Mã có thể được thiết kế sao cho phù hợp với hệ thống và quy mô của doanh nghiệp. Ví dụ: Một doanh nghiệp có thể tạo mã SKU cho sản phẩm dựa trên tên sản phẩm, màu sắc và kích cỡ.
SKU sản phẩm (Stock Keeping Unit)
SKU sản phẩm (Stock Keeping Unit)

> Xem thêm 3 Điểm Khác Biệt SKU Và UPC Mà Bạn Cần Biết

2. SKU chủ lực

SKU chủ lực (hay còn gọi là key SKU) là những mã sản phẩm quan trọng, đóng vai trò chính trong doanh thu hoặc chiến lược kinh doanh. Đây là các sản phẩm bán chạy, có mức độ tiêu thụ cao hoặc có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Các SKU sản phẩm chủ lực thường được ưu tiên trong các hoạt động marketing, trưng bày và quản lý tồn kho vì chúng giúp thúc đẩy doanh số và duy trì sự cạnh tranh trên thị trường.

Đặc điểm của SKU chủ lực:

  • Bán chạy: Là các sản phẩm có doanh thu cao, thường xuyên được khách hàng lựa chọn.
  • Lợi nhuận cao: Những sản phẩm này mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, có thể là nhờ vào giá trị cao hoặc chi phí sản xuất thấp.
  • Ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh: Các SKU chủ lực có thể quyết định đến các chiến lược marketing, trưng bày và các chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp.
  • Thường xuyên tồn kho: Do mức độ tiêu thụ cao, các sản phẩm này luôn cần được bổ sung kho liên tục để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ví dụ về SKU sản phẩm chủ lực:

– Trong ngành thời trang, một loại áo thun có thiết kế đặc biệt hoặc màu sắc được ưa chuộng có thể là SKU chủ lực.

– Trong ngành thực phẩm, một loại gia vị hoặc sản phẩm chế biến sẵn bán chạy liên tục có thể là SKU chủ lực của một nhà sản xuất.

Khái niệm SKU sản phẩm chủ lực (Ảnh từ sự kiện Workshop “UPSKILL, UPSCALE” - 09/11/2024 tổ chức bởi Zeno x TikTok Shop)
Khái niệm SKU sản phẩm chủ lực (Ảnh từ sự kiện Workshop “UPSKILL, UPSCALE” – 09/11/2024 tổ chức bởi Zeno x TikTok Shop)

Việc xác định và tập trung vào SKU sản phẩm chủ lực có vai trò rất quan trọng trong chiến lược quản lý sản phẩm và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Dưới đây là một số vai trò nổi bật của SKU chủ lực:

  • Duy trì sự ổn định về doanh thu: Những sản phẩm này thường xuyên mang lại doanh thu ổn định cho công ty.
  • Tăng trưởng doanh số: Việc đẩy mạnh các SKU chủ lực có thể giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
  • Tối ưu hóa chiến lược kho và phân phối: Do tính quan trọng và sự tiêu thụ liên tục, việc quản lý kho và phân phối đối với SKU chủ lực cần phải đặc biệt chú ý để tránh thiếu hụt.

> Xem thêm Lộ Trình 8 Bước Để Trở Thành Nhà Bán Hàng TikTok Shop Triển Vọng

3. Tại sao SKU sản phẩm quan trọng trong việc kinh doanh sản phẩm?

Khi quản lý kho nội bộ, SKU được coi là quan trọng hơn barcode/mã vạch (tập hợp một dãy các đường màu đen và trắng song song được dán trên bao bì của sản phẩm). SKU chứa các ký hiệu chữ và số riêng biệt cho từng danh mục sản phẩm, giúp bạn dễ dàng xác định loại sản phẩm bằng văn bản và dễ dàng đọc mà không cần quét mã vạch hoặc hệ thống khác. Ngoài ra, không có giới hạn về số lượng mã với bất kỳ kích thước danh mục sản phẩm nào.

Các lợi ích mà mã SKU sản phẩm đem lại bao gồm:

  • Là mã nội bộ giúp bạn nhanh chóng định danh sản phẩm để bán hàng và quản lý hàng hóa hiệu quả
  • Mã khác nhau giúp phân biệt các phiên bản sản phẩm khác nhau
  • Giúp phân biệt cùng 1 mặt hàng giữa các kho khác nhau
  • Hạn chế tình trạng hết hàng hoặc thất thoát trong quá trình quản lý tồn kho
  • Là điểm liên kết sản phẩm giữa các kênh khi bán hàng đa kênh
  • Quản lý bằng mã SKU là cách quản lý hàng hóa hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì không cần đầu tư cho phần cứng.
Tầm quan trọng của SKU sản phẩm trong quản lý sản phẩm
Tầm quan trọng của SKU sản phẩm trong quản lý sản phẩm

4. Bật mí cách đặt tên mã SKU sản phẩm dễ nhớ

Mỗi mã SKU sản phẩm cơ bản gồm có những yếu tố sau:

Yếu tố 1: Tên nhà sản xuất, hoặc tên thương hiệu.

Yếu tố 2: Mô tả ngắn về sản phẩm như chất liệu (cotton, khaki, lụa, gấm…); hình dáng (dài, ngắn…),…

Yếu tố 3: Thời gian mua hàng, như các số ngày, tháng, năm (thường chỉ dùng 2 số cuối để thể hiện).

Yếu tố 4: Ký hiệu kho lưu trữ nào. Ví dụ công ty bạn có nhiều kho hàng, thì nên kí hiệu mỗi kho là một kí hiệu riêng.

Yếu tố 5: Kích thước sản phẩm.

Yếu tố 6: Màu sắc sản phẩm.

Yếu tố 7: Tình trạng sản phẩm như mới hoàn toàn hay đã qua sử dụng.

Ý nghĩa từng chữ & số trong SKU sản phẩm
Ý nghĩa từng chữ & số trong SKU sản phẩm

Việc áp dụng SKU sản phẩm vào quản lý hàng tồn kho mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà bán lẻ và doanh nghiệp trực tuyến. Hãy cùng Zeno bắt tay vào hành động ngay hôm nay và bứt phá doanh thu trong năm 2025!